Dương lịch là loại lịch được tính theo chu kì thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khoảng thời gian Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời hết 365,2422 ngày (tức 365 ngày- 5 giờ- 48 phút- 46 giây) .Để dễ dàng cho việc tính toán, người ta tính chẵn một năm có 365 ngày với 12 tháng. Vì 365 ngày không chia hết cho 12 tháng nên trong một năm có tháng đủ (31 ngày) cũng có tháng thiếu (30 ngày). Đặc biệt riêng tháng 2 chỉ có 28 ngày. Nhiều người thắc mắc rằng còn dư 5 giờ 48 phút 46 giây thì tính sao? Trong 4 năm tiếp theo, số dư đó sẽ tạo thành một ngày, được cộng vào tháng 2. Vậy là cứ bốn năm lại có một năm nhuận ( 366 ngày) và tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày.
Không chỉ có Việt Nam mà hầu hết các nước theo đạo thiên chúa như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Trung Quốc, Anh, Nhật… đều sử dụng dương lịch. Ở nước ta ngoài việc sử dụng dương lịch một cách chính thức trong đời sống sinh hoạt hàng ngày thì người dân còn sử dụng âm lịch trong đời sống văn hóa tâm linh, lễ hội.
Những điều cần biết về lịch âm
Đổi ngày âm sang ngày dương như thế nào?
Để tính được âm lịch cần xác định các tháng âm lịch bắt đầu vào ngày nào hay còn gọi là tính ngày Sóc. Điểm Sóc đặt từ ngày 1/1/1900. Khi kết quả trả về chính là số ngày Julius của gốc ngày Sóc mà bạn đang cần.
Cách tính thứ, tính can – chi cho ngày – tháng âm lịch cũng phụ trợ đổi ngày âm sang ngày dương dễ dàng hơn. Dựa vào chu kỳ lặp đi lặp 7 ngày, muốn biết ngày/tháng/năm bất kỳ vào thứ mấy thì bạn tìm số dư trong số ngày Julius của ngày này cho số 7. Tính hành Can của năm thì lấy số dư của năm cộng với 6 và chia cho 10. Nếu số dư là 0 là can Giáp, kết quả 1 là can Ất. Còn tính Chi bạn chia tổng năm với 8 cho số 12. Nếu số dư 0 là chi Tý, kết quả 1 là chi Sửu,…
Dựa theo chu kỳ Lục thập hoa giáp 60 ngày bạn có thể tính chuyển đổi ngày một cách đơn giản. Bạn cho số Julius ngày/tháng/năm cộng với 9 và chia cho 10. Kết quả dư 0 là can Giáp, kết quả 1 là can Ất… Tính chi, tính tổng với 1 chia cho 12, kết quả dư 0 là chi Tý, tương ứng kết quả 1 là chi Sửu,… Lịch âm lịch quy định tháng 11 tháng Tý, tháng 12 là tháng Sửu, tháng Giêng là tháng Dần nên bạn tính can chi bằng cách lấy năm nhân 12 rồi cộng với tháng và cộng với 3, rồi chia kết quả cho 10. Kết quả dư 0 là can Giáp, kết quả dư 1 là can Ất,…
Cách tính ngày tháng âm lịch
Âm lịch Việt Nam là một loại lịch thiên văn. Nó được tính toán dựa trên sự chuyển động của mặt trời, trái đất và mặt trăng. Ngày tháng âm lịch được tính dựa theo các nguyên tắc sau:
Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm Sóc
Một năm bình thường có 12 tháng âm lịch, một năm nhuận có 13 tháng âm lịch
Đông chí luôn rơi vào tháng 11 âm lịch
Trong một năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận
Việc tính toán dựa trên kinh tuyến 105° đông.
Sóc là thời điểm hội diện, đó là khi trái đất, mặt trăng và mặt trời nằm trên một đường thẳng và mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời. (Như thế góc giữa mặt trăng và mặt trời bằng 0 độ). Gọi là “hội diện” vì mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất. Chu kỳ của điểm Sóc là khoảng 29,5 ngày. Ngày chứa điểm Sóc được gọi là ngày Sóc, và đó là ngày bắt đầu tháng âm lịch.
Trung khí là các điểm chia đường hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau. Trong đó, bốn Trung khí giữa bốn mùa là đặc biệt nhất: Xuân phân (khoảng 20/3), Hạ chí (khoảng 22/6), Thu phân (khoảng 23/9) và Đông chí (khoảng 22/12).
Đông chí luôn rơi vào tháng 11 của năm âm lịch. Bởi vậy chúng ta cần tính 2 điểm sóc: Sóc A ngay trước ngày Đông chí thứ nhất và Sóc B ngay trước ngày Đông chí thứ hai. Nếu khoảng cách giữa A và B là dưới 365 ngày thì năm âm lịch có 12 tháng, và những tháng đó có tên là: tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2, …, tháng 10. Ngược lại, nếu khoảng cách giữa hai sóc A và B là trên 365 ngày thì năm âm lịch này là năm nhuận, và chúng ta cần tìm xem đâu là tháng nhuận. Để làm việc này ta xem xét tất cả các tháng giữa A và B, tháng đầu tiên không chứa Trung khí sau ngày Đông chí thứ nhất là tháng nhuận. Tháng đó sẽ được mang tên của tháng trước nó kèm chữ “nhuận”.