Da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa là triệu chứng mà nhiều người gặp phải. Khi bị dấu hiệu này, bạn thường rất lo lắng, không biết vì sao mình bị vậy? bị như vậy có phải bệnh gì không?
Bệnh đấy có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin bạn cần biết về triệu chứng: Da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa

Da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa?
Da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa là triệu chứng quá quen thuộc mà nhiều người gặp phải. Triệu chứng bệnh này thường khiến bạn nghĩ đến là nổi mề đay mẩn ngứa.
Nhưng các bạn đừng kết luận bệnh vội. Vì có thể không phải bệnh.
Da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa, có thể có nguy cơ gây ra nhiều bệnh cho cơ thể. Vì vậy, bạn cần hết sức chú quan sát khi bản thân gặp phải triệu chứng này.
Da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa thường có thể là do bạn bị dị ứng. Có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng như: dị ứng phấn hoa, dị ứng bụi nhà, dị ứng hóa chất, dị ứng thức ăn…
Cũng có thể bạn bị da nổi mẩn đỏ bởi nhiễm ký sinh trùng, mắc phải bệnh truyền nhiễm, hay bị mắc bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục.

Một số bệnh da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa
Hiện tượng giãn mạch
Hiện tượng bệnh này bạn gặp phải là khi: Nốt nổi mẩn đỏ của bạn, khi bạn dùng ngón tay ấn vào mà nó biến mất, nhưng khi bỏ ngón tay ra bạn lại thấy xuất hiện trở lại.
Bạn gặp phải hiện tượng này, có thể có khả năng bạn bị viêm do phản ứng với môi trường ô nhiễm hoặc có thể đơn giản là bị muỗi đốt, thiếu hụt vitamin, do chấn thương.

Hiện tượng giãn mạch
Hiện tượng do nhiễm virus siêu vi
Bạn có thể bị da nổi mẩn đỏ do cơ thể bị nhiễm virus siêu vi. Khi đó, dấu hiệu ban đầu của bạn là bị sốt, cơ thể mệt mỏi, bắt đầu xuất hiện da nổi mẩn đỏ khi cơ thể giảm sốt. Những nốt nổi mẩn đỏ này cũng không làm bạn bị ngứa.
Nốt nổi mẩn đỏ của bạn, khi bạn dùng ngón tay ấn vào và buông ra đều không biến mất. Những nốt nổi mẩn đỏ này sẽ biến mất sau khi xuất hiện 7-10 ngày.

Hiện tượng do nhiễm virus siêu vi
Viêm mao mạch dị ứng
Bệnh viêm mao mạch dị ứng thường gây rất nhiều tác hại đến cơ thể của bạn như gặp các vấn đề về: da, ruột, thận, khớp.
Trong đó, nếu bạn mắc phải bệnh này, dấu hiệu đầu tiên cũng là: da nổi mẩn đỏ ở nhiều vùng da khác nhau, có thể là toàn cơ thể. Những nốt mẩn đỏ này không gây ngứa, nhưng có thể sẽ bì phù trên da nếu bệnh nặng hơn.
Viêm mao mạch dị ứng còn khiến bạn bị tổn thương đường hô hấp, hạn chế cử động ở khớp, tiêu hóa gặp rối loạn, thận bị tổn thương cũng như đau bụng lồng ruột cấp.
Vì vậy, nếu bạn thấy da nổi mẩn đỏ không gây ngứa. Có thể bạn bị viêm mao mạch dị ứng và cần điều trị kịp thời để cơ thể không phải chịu những tổn thương do bệnh phát triển nặng.

Da bị viêm mao mạch dị ứng
Viêm da tiếp xúc hay còn gọi là viêm da. Đây là một dạng kích ứng da phổ biến. Viêm da tiếp xúc không gây hại tới sức khỏe nhưng sẽ gây khó chịu. Bệnh gây ra do da tiếp xúc với chất gây kích ứng, thường gặp nhất là hóa mỹ phẩm hoặc các loại cây độc. Bệnh không lây truyền và nguyên nhân gây kích ứng sẽ khác với từng người.
Bạn có nguy cơ bị viêm da tiếp xúc nếu phải tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất dễ gây kích ứng như axit (kiềm), bazơ (xút), thuốc tẩy, thuốc kháng sinh… Một số hóa chất dù không ban đầu có thể không gây phản ứng viêm da nhưng khi bạn sử dụng thường xuyên sẽ gây ra sự kích ứng ví dụ như nước tẩy sơn móng tay, dung dịch bảo quản kính áp tròng, trụ của khuyên tai hoặc dây đồng hồ bằng kim loại.

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:
– Tránh tiếp xúc. Ví dụ như tránh mua đồ hoặc chăn len nếu bạn nhạy cảm với các sản phẩm từ len và học cách nhận diện cây thường xuân độc. Bạn nhớ mang găng tay, mặc áo tay dài và quần dài để tránh tiếp xúc với cây và bất kỳ thứ gì đã chạm vào chúng;
– Dùng thuốc steroid theo chỉ dẫn. Thuốc kháng histamin cũng có thể được dùng nếu cần và ngừng uống khi đã bớt ngứa;
– Dùng lotion trị ngứa nếu cần nhưng tránh dùng trong vòng 1 tiếng đầu sau khi thoa steroid, kem hoặc thuốc mỡ để cho thuốc có thời gian thấm vào trước;
– Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng;
– Tập thể dục, nhưng phải hiểu da nóng và đổ mồ hôi sẽ gây ngứa nhiều hơn. Rửa và làm mát da nhanh chóng sau khi tập thể dục;
– Dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch da. Tránh kích thích da gây ra bởi chất khử mùi hoặc hương liệu trong xà phòng;
– Rửa sạch da ngay lập tức với xà phòng và nước nếu bạn tiếp xúc với chất đã từng gây ra viêm da kích ứng;
– Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị sốt, ho, thở khò khè, nôn mửa hoặc tiêu chảy; nếu mẩn ngứa nặng hơn mặc dù đã điều trị hoặc nếu nổi thêm mẩn ngứa mới.Nhưng để chắc chắn về triệu chứng bệnh này, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở khám bệnh để chắc chắn: da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa là bệnh gì.

Như vậy, bạn mới có thể chắc chắn cơ thể mình bị vậy là do đâu, biết được đúng bệnh thì bạn mới có phương pháp điều trị đúng.
Các bạn tuyệt đối không tự ý ra hiệu thuốc tư nhân mua thuốc và tự điều trị khi gặp phải dấu hiệu da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa, để tránh những nguy hiểm do bệnh gây ra.